ภาษาไทย
ENG
繁體

Mẹo và thủ thuật

sic
SIC

Siêu phủ tích hợp của Nikon

Công nghệ phủ ống kính đa lớp độc quyền của Nikon đạt được hệ số truyền cao trong một phạm vi bước sóng rộng hơn. Thậm chí đối với ống kính thu phóng có số lượng thành phần kính lớn, hệ thống lớp phủ này giảm đáng kể hiệu ứng bóng ma và ánh sáng lóa thường xảy ra trong những tình huống ngược sáng, giúp người dùng đạt được hình ảnh tương phản cao với độ chuyển màu phong phú. Nhờ khả năng cân bằng màu và tái tạo màu sắc nổi trội, ống kính có thể đạt được hiệu suất quang học tuyệt vời. Hiệu ứng bóng ma và ánh sáng lóa gây ra bởi phản chiếu bên trong đặc trưng ở máy ảnh kĩ thuật số cũng có thể được giảm thiểu đáng kể. Hệ thống lớp phủ này được áp dụng vào mọi ống kính hiện tại trong dòng ống kính NIKKOR.

as
AS

Ống kính sử dụng thấu kính phi cầu

Loại ống kính này sử dụng bề mặt phi cầu ở một hoặc cả hai mặt của kính để loại bỏ đi những loại quang sai ống kính nhất định. Những thành phần phi cầu này đặc biệt hữu ích trong hiệu chỉnh biến dạng ở những ống kính góc rộng. Biến dạng này là do khác biệt trong độ phóng đại hình ảnh, tùy thuộc vào khoảng cách của nó đến trục quang học. Những thành phần thấu kính phi cầu hiệu chỉnh biến dạng này bằng cách liên tục thay đổi chỉ số khúc xạ từ tâm ống kính. Từ những năm 1960, các kỹ sư của Nikon đã đặt ra lý thuyết thiết kế và kĩ thuật xử lý ống kính để tinh chỉnh các ống kính không hình cầu. Năm 1968, ống kính OP Fisheye-Nikkor 10mm f/5.6 đã trở thành ống kính SLR có thể hoán đổi đầu tiên tích hợp thành phần thấu kính phi cầu. Kể từ đó, các ống kính không hình cầu đã trở thành một phần quan trọng trong dòng ống kính NIKKOR, với mỗi ống kính mới bổ sung vào dòng ống kính này lại mang đến độ tương phản, độ phân giải và thiết kế nhỏ gọn ở cấp độ mới. Thấu kính phi cầu hybrid: được làm từ nhựa đặc biệt đúc trên kính quang học. Thấu kính phi cầu bằng kính đúc: được sản xuất bằng cách ép trực tiếp kính quang học vào một khuôn phi cầu có độ chính xác cao.

crc
CRC

Hệ thống sửa đổi phạm vi đóng

Hệ thống sửa đổi phạm vi đóng (CRC) là một trong những cải tiến trong công nghệ lấy nét quan trọng nhất của Nikon, vì nó cung cấp chất lượng hình ảnh vượt trội khi chụp ở khoảng cách gần, giúp tăng cường phạm vi lấy nét của người chụp. Nhờ hệ thống sửa đổi phạm vi đóng mà các thành phần ống kính được cấu hình theo một thiết kế “thành phần nổi” trong đó mỗi nhóm ống kinh di chuyển độc lập để lấy nét.

if
IF

Lấy nét bên trong (IF)

Với phương pháp lấy nét này, mọi thành phần ống kính sẽ được chia thành nhóm trước, giữa và sau, và chỉ có nhóm ở giữa di chuyển để lấy nét.

n
N

Lớp phủ nano

Bắt nguồn từ công trình phát triển công nghệ sản xuất chất bán dẫn của Nikon, Lớp phủ pha lê nano ở ống kính NIKKOR là một lớp phủ chống phản xạ sử dụng một lớp phủ có chỉ số khúc xạ cực thấp với những hạt tinh thể siêu mịn có kích thước nano*. Những hạt tinh thể này loại bỏ hiện tượng phản xạ bên trong ống kính xuyên suốt quang phổ của sóng ánh sáng nhìn thấy (380 đến 780 nm), vượt xa giới hạn của các hệ thống lớp phủ chống phản xạ truyền thống. Lớp phủ pha lê nano không chỉ khắc phục hiệu ứng bóng ma gây ra bởi ánh sáng đỏ, một vấn đề vô cùng khó khăn đối với các hệ thống trước kia. Lớp phủ này còn làm giảm đáng kể hiệu ứng bóng ma và ánh sáng lóa xảy ra khi ánh sáng đi vào ống kính theo đường chéo. Kết quả: hình ảnh rõ nét hơn.

*Một nanomét tương đương một phần một triệu milimét

vr
VR

Chống rung (VR)

Nhờ hệ thống Chống rung của NIKKOR, bộ cảm biến chống rung của bộ phận ống kính chống rung có thể phát hiện thông tin rung lắc máy ảnh. Bộ phận này hoạt động liên tục bên trong để đặt thẳng hàng trục quang học với cảm biến hình ảnh của máy ảnh, nhờ đó làm giảm hiện tượng nhòe hình. Bằng cách cho phép chụp tương đương ở tốc độ cửa trập lên đến nhanh hơn 4,5 stop*, hệ thống hỗ trợ người dùng đạt được những hình ảnh sắc nét hơn khi chụp ảnh thể thao, quang cảnh mờ sáng hoặc khi chụp ảnh cầm tay.

Có thể chọn ba chế độ Chống rung tùy theo tình huống chụp
Chế độ bình thường
Chế độ bình thường được khuyên dùng cho hầu hết những cảnh thông thường. Ở chế độ này, chuyển động máy quay chậm và rộng được coi như việc người chụp ảnh đang định lại bố cục cảnh chụp và hoạt động hiệu chỉnh che mờ theo đó bị giới hạn. Chế độ bình thường cũng bao gồm tự động phát hiện lia máy.
Chế độ Active
Khi chụp từ một phương tiện đang di chuyển hoặc từ một vị trí không ổn định khác, ống kính đôi khi có thể hiểu nhầm chuyển động của máy ảnh hoặc ý định của người chụp. Trong trường hợp này, hãy chọn Chế độ Active (chủ động) để có được khả năng bù trừ lớn hơn, hình ảnh qua kính ngắm ổn định hơn và cho ra những bức ảnh thậm chí còn ổn định hơn.
Chế độ thể thao
Chế độ thể thao đặc biệt hiệu quả khi chụp thể thao vì có thể cung cấp hình ảnh trên kính ngắm tự nhiên ngay cả khi theo dõi ngẫu nhiên đối tượng đang di chuyển. Điều này cũng có thể đạt được khi lia máy bằng tay để theo dõi đối tượng hoặc thậm chí khi quay phim. Sử dụng gậy chụp (monopod) hoặc giá ba chân sẽ đạt được hình ảnh trên kính ngắm ổn định hơn. Để chụp những đối tượng tĩnh, chúng tôi khuyên dùng Chế độ bình thường - chế độ này đưa ra hiệu ứng hiệu chỉnh che mờ cao hơn.

*Dựa trên Tiêu chuẩn CIPA. Giá trị này đạt được khi: Ống kính định dạng DX được gắn vào một máy ảnh số SLR định dạng DX, ống kính tương thích định dạng FX được gắn vào một máy ảnh số SLR định dạng FX, và ống kính thu phóng được đặt ở vị trí chụp ảnh xa tối đa.

ased
ASED

Thấu kính ED phi cầu

Sử dụng kính ED (Phân tán siêu thấp) có khả năng giảm thiểu thành công hiện tượng viền màu, loại ống kính này được trang bị bề mặt phi cầu ở một hoặc cả hai mặt của kính. Nó mang đến khả năng tái tạo vượt trội bằng cách tối ưu hóa lợi thế của cả kính ED và một ống kính không hình cầu - hiệu chỉnh hiệu quả nhiều loại quang sai ống kính khác nhau như quang sai màu chung quanh, ánh sáng lóa cô-ma ở viền, cũng như biến dạng và cầu sai. Được áp dụng vào ống kính AF-S NIKKOR 24-70mm f/2.8E ED VR.

ed
ED

Kính ED

Nikon là nhà sản xuất máy ảnh đầu tiên phát triển kính ED (Phân tán siêu thấp) có khả năng giảm thiểu phân tán màu do lăng kính. Loại kính ED độ phân tán thấp này còn mang đến đặc tính phân tán dị thường giống như ở tinh thể florua canxi, do đó giảm thiểu quang sai còn sót. Đối với những ống kính sử dụng kính quang học bình thường, tiêu cự càng dài thì việc hiệu chỉnh quang sai màu gây hiện tượng viền màu càng khó. Với khả năng bù hiệu quả loại quang sai màu này, kính ED của Nikon được sử dụng trong một loạt các ống kính chụp ảnh xa NIKKOR để tái tạo hình ảnh vượt trội. Nikon đã phát triển loại kính Siêu ED có tính chất tán xạ thậm chí còn thấp hơn và hiệu suất loại bỏ quang sai còn sót cực kì cao cho phép giảm thiểu hơn nữa quang sai màu, cũng như các loại quang sai ống kính khác.

rf
RF

Lấy nét phía sau (RF)

Với hệ thống Lấy nét phía sau (RF) của Nikon, tất cả các thành phần ống kính được chia thành những nhóm ống kính cụ thể, và chỉ có nhóm ống kính sau di chuyển để lấy nét.

ml
ML

Kính bảo vệ có mặt khum

Loại kính bảo vệ ống kính chỉ có ở dòng NIKKOR được gắn vào trước ống kính chụp ảnh siêu xa tốc độ cao. Kính bảo vệ mặt phẳng thông thường cho phép ánh sáng đi vào phản xạ trên mặt cảm biến hình ảnh hoặc phim, đặc biệt dưới nguồn sáng mạnh như ánh sáng chiếu điểm. Ánh sáng này tiếp tục phản xạ lên kính bảo vệ, gây xa hiện tượng bóng ma. Kính có mặt khum cong ở dòng ống kính NIKKOR làm giảm đáng kể áng sáng bị tái phản xạ này để tạo ra những hình ảnh rõ nét hơn, ít bị hiện tượng bóng ma hơn.

swm
SWM

Mô tơ không tiếng ồn

Mô tơ không tiếng ồn (SWM) chính gốc của Nikon chuyển đổi “sóng chạy” thành năng lượng xoay để điều khiển hoạt động bộ phận quang học sử dụng cho lấy nét. Hai loại ống kính có Mô tơ không tiếng ồn (SWM) - dạng vòng và dạng nhỏ gọn - được đặc biệt chọn lọc để phù hợp với đặc điểm kĩ thuật và thiết kế của mỗi ống kính. Mọi ống kính NIKKOR AF-S có Mô tơ không tiếng ồn (SWM) đều có khả năng lấy nét tự động cực mượt mà, yên tĩnh và thuận tiện trong cả những tình huống chụp ảnh thông thường và đặc biệt như chụp ảnh thể thao và động vật hoang dã.

ma
M/A

Chế độ M/A (tự động ưu tiên lấy nét bằng tay)

Chỉ cần xoay vòng lấy nét, chế độ M/A sẽ cho phép bạn chuyển từ lấy nét tự động sang lấy nét bằng tay gần như ngay lập tức. Công nghệ này cho phép chuyển đổi trơn tru sang điều chỉnh lấy nét bằng tay khi đang ngắm qua kính ngắm.

am
A/M

Chế độ A/M (tự động ưu tiên lấy nét bằng tay)

Chế độ này cũng cho phép dễ dàng chuyển từ lấy nét tự động sang lấy nét bằng tay khi thao tác lấy nét tự động AF. Tuy nhiên, độ nhạy chuyển đổi chế độ đã được thay đổi để giảm đi khả năng chuyển đổi bất ngờ ngoài ý muốn sang lấy nét bằng tay khi đang chụp.

a-m
A-M

Vòng/gạt/công tắc chế độ A-M

Nhờ một cơ chế được tích hợp vào thân ống kính, người dùng có thể thực hiện thao tác lấy nét mượt mà ở chế độ Lấy nét bằng tay giống như cách hay làm với những ống kính lấy nét bằng tay truyền thống bằng cách bổ sung thêm mô men xoắn vào vòng lấy nét. Ống kính AF-S DX NIKKOR 18-55mm f/3.5-5.6G VR II và AF-S DX NIKKOR 55-200mm f/4-5.6G ED VR II được trang bị công tắc chế độ A-M và vòng lấy nét của các ống kính này tự xoay trong quá trình lấy nét tự động.

rd
RD

Màng chắn khẩu độ tròn

Khi chụp ảnh với màng chắn khẩu độ thông thường, những điểm nhòe, đa giác thường xuất hiện trong ảnh chụp những cảnh có nguồn sáng điểm như đèn đường hoặc đèn chiếu sáng ban đêm vào dịp lễ. Một màng chắn khẩu độ tròn được tạo ra bằng cách sử dụng những lá chuyên dụng để tạo nên một hình dạng tròn tự nhiên và đẹp dành cho những vật thể nằm ngoài vùng lấy nét.

d
D

Tín hiệu D - Khả năng tạo ra thông tin khoảng cách

Chữ D là viết tắt của Distance (Khoảng cách). Có thể thu được thông tin khoảng cách đối tượng đến máy ảnh nhờ một bộ mã hóa trong được kết nối với vòng lấy nét của ống kính. Thông tin này sau đó được truyền đến thân máy để đạt được điều khiển phơi sáng với độ chính xác cao trong màu sắc 3D Đo sáng ma trận II/III và Nạp flash đã cân bằng i-TTL. Mỗi ống kính dòng AF, AF-S, PC và PC-E đều có tích hợp khả năng tạo ra tín hiệu khoảng cách.

g
G

Ống kính loại G

Đối với loại ống kính này, khẩu độ luôn được chỉnh từ thân máy ảnh, vì không có vòng khẩu độ trên ống kính. Thông qua khả năng điều khiển lá khẩu mạnh mẽ, máy có thể chụp ổn định liên tục ở tốc độ cao, ngay cả với khẩu độ ống kính nhỏ hơn*.

*Có một số giới hạn áp dụng

e
E

Ống kính loại E

Một cơ chế màng chắn khẩu độ điện từ được tích hợp vào thân của những ống kính loại này và được điều khiển thông qua tín hiệu điện tử phát ra từ thân máy ảnh. Điều này cho phép người dùng điều khiển khẩu độ ống kính vô cùng chính xác, ngay cả khi sử dụng bộ chuyển từ xa với một ống kính chụp ảnh siêu xa*.

*Có một số giới hạn áp dụng

hri
HRI

Ống kính chỉ số khúc xạ cao

Với chỉ số khúc xạ lớn hơn 2.0, một ống kính HRI có thể mang đến hiệu ứng tương đương khi sử dụng một số thành phần kính thông thường và có thể bù trừ cả đường cong trường ảnh và cầu sai. Nhờ vậy, ống kính HRI đạt được hiệu suất quang học xuất sắc trong một thân ống kính vô cùng nhỏ gọn.

fl
FL

Ống kính fluorite

Fluorite là chất liệu quang học tinh thể đơn với tốc độ truyền sáng nhanh cả trong vùng ánh sáng hồng ngoại và cực tím. Với tính chất phân tán dị thường, fluorite chắn quang sai còn sót ở mức độ cao để hiệu chỉnh một cách hiệu quả quang sai màu trong quang phổ ánh sáng nhìn thấy - một điều khó có thể đạt được hơn ở những tiêu cự dài hơn. Chất liệu này cũng nhẹ hơn rất nhiều so với kính quang học, mang đến cho người dùng một ống kính nhẹ hơn nhưng hiệu suất cao hơn.

pf
PF

Ống kính PF (Phase Fresnel)

Ống kính PF (Phase Fresnel), sản phẩm do Nikon phát triển, có khả năng bù quang sai màu một cách hiệu quả bằng hiện tượng quang nhiễu xạ*. Ống kính này cho hiệu suất bù quang sai màu vượt trội khi kết hợp với một ống kính thủy tinh thông thường. So với nhiều loại ống kính máy ảnh thông thường ứng dụng một hệ thống quang học sử dụng hiện tượng quang khúc xạ, ống kính này có thể giúp tạo ra một thân máy gọn và nhẹ đáng kể với số lượng thành phần ống kính ít hơn. Một ống kính có thể hoán đổi thông thường tạo hình ảnh trên mặt phẳng tạo ảnh, sử dụng hiện tượng quang khúc xạ. Mức độ tán xạ ánh sáng thay đổi tùy thuộc vào màu sắc (bước sóng), và ảnh được hình thành theo thứ tự xanh da trời (B), xanh lá (G) và đỏ (R) bắt đầu từ phần ảnh gần ống kính. Độ lệch màu, còn được gọi là quang sai màu, gây ra hiện tượng chảy màu, dẫn đến sự suy giảm chất lượng của các hình ảnh được quan sát hoặc chụp. Tuy vậy, với ống kính PF (Phase Fresnel), ảnh được hình thành theo thứ tự đỏ (R), xanh lá (G) và xanh da trời (B) bắt đầu từ phần ảnh gần ống kính. Bằng việc kết hợp ống kính PF (Phase Fresnel) với một ống kính khúc xạ, quang sai màu có thể được bù một cách hiệu quả.

* Hiện tượng nhiễu xạ: Ánh sáng có các tính chất giống như một dạng sóng. Khi sóng gặp phải vật cản, nó sẽ tìm cách đi vòng về phía sau vật đó và đặc điểm này được gọi là nhiễu xạ. Nhiễu xạ gây ra sự phân tán màu theo thứ tự ngược với thứ tự khúc xạ.

[Lưu ý]
Do các đặc điểm của ống kính PF (Phase Fresnel) sử dụng hiện tượng quang nhiễu xạ, nên khi có một nguồn sáng mạnh nằm trong khung hình hoặc khi ánh sáng đi vào ống kính từ bên ngoài khung hình, hiện tượng ánh sáng lóa có màu, hình tròn có thể xuất hiện tùy theo các điều kiện chụp ảnh. Hiện tượng này có thể được giảm thiểu bằng chức năng “PF Flare Control” (“Kiểm soát ánh sáng lóa PF”) được tích hợp trong Capture NX-D. Tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm để biết thêm thông tin. Capture NX-D có sẵn trên trang web của chúng tôi. Hãy tải xuống và sử dụng phiên bản mới nhất.

stm
STM

Ống kính AF-P/Động cơ bước

Một ống kính AF-P sử dụng STM (động cơ bước) để điều khiển hoạt động AF (Lấy nét tự động). Hoạt động của động cơ được đồng bộ hóa với điện năng xung, xoay một bước mỗi xung điện. Động cơ mang đến tốc độ phản hồi cao và khả năng kiểm soát khởi động và dừng, cùng với cấu trúc cơ khí đơn giản cho phép vận hành cực kì yên tĩnh. Hữu ích khi quay video và những sự kiện khác khi người dùng quan tâm đến tiếng ồn gây ra từ hoạt động của ống kính.

Vệ sinh ống kính

Khi tác nghiệp ở môi trường bên ngoài, máy ảnh của bạn chắc chắn sẽ tích tụ bụi, các vết bẩn và dấu vân tay trên ống kính. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh ống kính một cách an toàn và hiệu quả.

Vệ sinh ống kính

Dụng cụ:

    (1) 
Dùng đồ thổi bụi cầm tay để loại bỏ bụi và xơ vải ra khỏi bề mặt ống kính. Tránh dùng bình nén khí vì áp suất từ bình có thể làm hỏng thiết bị.
    (2) 
Chổi mềm cũng là dụng cụ lý tưởng để quét bụi. Hãy chắc chắn rằng bạn giữ chổi sạch.
    (3) 
Khăn làm sạch từ vi sợi tổng hợp cũng là lựa chọn phù hợp và có thể được sử dụng để vệ sinh nhiều lần. Hãy đảm bảo khăn không có vết bẩn hay bụi có thể làm xước ống kính của bạn. Tránh sử dụng nước xả làm mềm vải để giặt vải lau vì nước xả vải có thể để lại cặn hóa chất làm hằn sọc vải lên ống kính.
    (4) 
Giấy lau ống kính dùng một lần cũng là lựa chọn thích hợp.
    (5) 
Tăm bông là dụng cụ thích hợp để lau viền ống kính.

Dung dịch lau ống kính:

    (1) 
Có rất nhiều loại dung dịch lau ống kính có công thức phù hợp với các lớp phủ quang học. Bạn có thể thấm một chút dung dịch này lên khăn làm sạch.
    (2) 
Đừng bao giờ sử dụng các dung môi hữu cơ như dung môi pha sơn, benzen và axeton để lau ống kính. Các dung môi này sẽ làm hư hại lớp nhựa và sơn của thân ống kính.

Kỹ thuật vệ sinh:

    (1) 
Lau theo chuyển động tròn sẽ giúp giảm sọc hằn trên ống kính.
    (2) 
Lau từ giữa ống kính tới rìa để bụi bẩn không bám ở trung tâm ống kính.
    (3) 
Hạn chế tối thiểu áp lực tác động.

Một số mẹo khác:

    (1) 
Lau chùi quá nhiều có thể làm giảm tuổi thọ ống kính của bạn do làm tăng nguy cơ gây xước ống kính.
    (2) 
Bạn có thể bật tính năng làm sạch bụi tự động trên máy ảnh Nikon để giảm thiểu tối đa lượng bụi tích tụ trên cảm biến của máy ảnh.
    (3) 
Giữ các điểm tiếp xúc CPU luôn sạch

Bảo vệ ống kính của bạn

Việc bảo vệ ống kính của bạn khi ra ngoài chụp hình là rất quan trọng. Ống kính của bạn rất dễ bị xước, dính nước, bụi bẩn và bị hư hại khi phơi sáng lâu dưới nắng gắt. Dưới đây là một số phương pháp giúp bảo vệ ống kính và lý do vì sao bạn nên thực hiện chúng.

Sử dụng loa che ống kính hoặc bộ lọc ống kính:

    
Loa che ống kính hoặc các bộ lọc NC có thể được dùng để bảo vệ thành phần ống kính trước. Sử dụng bộ lọc chất lượng để bảo vệ ống kính của bạn một cách đúng đắn và chọn bộ lọc không làm giảm rõ rệt chất lượng hình ảnh mà bạn chụp. Hãy nhớ sử dụng một bộ lọc chất lượng để đảm bảo ống kính được bảo vệ phù hợp. Thay một bộ lọc bị vỡ hay xước sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với thay một ống kính mới. Bạn có thể vệ sinh bộ lọc giống như cách vệ sinh ống kính. Ngoài ra, bạn cũng không nên cầm hoặc nắm ống kính hay máy ảnh mà chỉ dùng loa che ống kính để tránh làm rơi, khiến ống kính bị vỡ

Dùng nắp ống kính:

    
Hãy gắn nắp ống kính mặt trước và nắp phía sau trước khi đặt ống kính trong túi đựng mềm để bảo vệ ống kính khỏi bụi, bẩn hay vết hằn. Hãy để ống kính ở ngăn đựng riêng để tránh hư hại do tiếp xúc.

Điều chỉnh theo điều kiện thời tiết:

    
Hơi nước ngưng tụ và độ ẩm có thể gây ảnh hưởng lớn tới cảm biến hình ảnh của máy ảnh DSLR. Để tránh làm hư hại ống kính, hãy luôn giữ thiết bị ở các mức nhiệt không chênh lệch nhau. Tránh đi ra ngoài trời nóng bức khi đang ở khu vực có điều hòa, hay đang từ ngoài trời lạnh bước vào phòng sưởi.

Mẹo khác:

    
Hãy chắc chắn bạn sẽ mang ống kính của mình tới trung tâm bảo hành được Nikon ủy quyền nếu miếng đệm gắn ống kính bằng cao su bị hỏng.

Cất trữ ống kính của bạn

Cất trữ ống kính đúng cách là một phần quan trọng để kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo chất lượng ảnh chụp của bạn. Hãy nhớ rằng, gỉ sét từ linh kiện bên trong ống kính có thể gây ra những hư hại không thể khắc phục được.

Dưới đây là một số mẹo bạn nên ghi nhớ khi cất giữ ống kính.

    (1) 
Để máy ảnh ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn ẩm mốc và gỉ sắt tích tụ khi không sử dụng thiết bị trong một thời gian dài.
    (2) 
Tránh ánh nắng trực tiếp bởi nhiệt độ quá cao có thể gây hư hại hoặc biến dạng bộ phận làm từ nhựa cốt.
    (3) 
Không cất ống kính cùng với viên băng phiến hoặc naphtha.