ภาษาไทย
ENG
繁體
Tiếng Việt

Lịch sử

1. Trang sử “Bắt đầu với bầu trời” mở ra từ năm 1917

bộ phận quang học tại nhà máy của Tokyo Keiki, nhà máy Iwaki Glass và nhà máy sản xuất ống kính Fuji sát nhập để thành lập “Nippon Kogaku K.K” và bắt đầu sản xuất ống nhòm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Sau đó, vào năm 1932, cái tên “NIKKOR” là sự kết hợp của “NIKKO” (từ viết tắt của “Nippon Kogaku”) và một chữ “R” ở cuối đã xuất hiện với tư cách là thương hiệu của một dòng ống kính chụp ảnh. Tuy nhiên, lịch sử của ống kính NIKKOR thực sự bắt đầu với ống kính chụp ảnh từ trên cao “Aero-NIKKOR” phục vụ mục đích xây dựng bản đồ cung cấp cho quân đội. Một ống kính với độ chính xác hoàn hảo là công cụ cần thiết để tạo ra những tấm bản đồ chính xác và chi tiết. Để đáp ứng yêu cầu này, các ống kính đầu tiên đều được chế tạo thủ công. Kết quả là sự ra đời của ống kính Aero-NIKKOR 18cm f/4.5 (1933), 7,5cm f/3.5 (1937) và 10cm f/5.6 (1939). Từ khởi đầu mang tính lịch sử này, NIKKOR tiếp tục mở rộng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và sử dụng trong công nghiệp, để cuối cùng trở thành thương hiệu tiêu biểu nhất trong các dòng ống kính hiệu suất cao ở Nhật Bản. Tiến tới thương hiệu Nikon toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nippon Kogaku bắt đầu sản xuất máy ảnh dành cho người tiêu dùng và vào năm 1946, hãng quyết định đặt tên cho chiếc máy ảnh 35 mm của mình là “Nikon”. Điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu Nikon trên thực tế lại ra đời sau NIKKOR. Nikon và NIKKOR trở thành những cái tên quen thuộc trên khắp thế giới vào năm 1950 nhờ một bài báo trên tờ Thời báo New York viết về việc các phóng viên ảnh của tạp chí Life Magazine đã sử dụng máy ảnh Nikon và ống kính NIKKOR trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và các thiết bị này ưu việt hơn hẳn so với máy ảnh và ống kính của Đức thời đó. Câu lạc bộ NIKKOR được chủ tịch sau này của Nippon Kogaku - ông Masao Nagaoka, Ihei Kimura, Ken Domon, Yusaku Kamekura và Margaret Bourke-White thành lập vào năm 1952 với ý định mang tới cho những người yêu thích ống kính nhiếp ảnh một phương tiện thể hiện tình hữu nghị và là một kênh trao đổi quốc tế. Củng cố vị trí máy ảnh hàng đầu thế giới vào năm 1957, hãng cho ra mắt Nikon SP và sản phẩm này đã được đón nhận nồng nhiệt không kém gì các mẫu máy ảnh nổi danh như Leica M3. Vào năm 1959, Nikon SP trở thành nền tảng để thiết kế Nikon F - máy ảnh phản chiếu ống kính đơn chuyên nghiệp đầu tiên. Vào thời gian này, “Nikon F Mount” (Ngàm Nikon F) được sử dụng làm tiêu chuẩn đo các ống kính của Nippon Kogaku. Mẫu máy ảnh tiên tiến hơn nữa - Nikon F2 đã ra mắt vào năm 1971. Sau đó, NIKKOR tiếp tục cho ra đời sản phẩm “AF Nikkor 80mm f/4.5” - ống kính đơn tự động lấy nét đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1977, Nikon F Mount được đổi thành “Automatic Maximum Aperture Indexing” (Báo chỉ số khẩu độ tối đa tự động) - nhờ đó khẩu độ tối đa sẽ tự động được chuyển tới thân máy ảnh. Nikon F3 ra mắt vào năm 1980 và kể từ đó tiếp tục củng cố vị trí là máy ảnh hàng đầu thế giới của mình qua những thành tích đáng nể, chẳng hạn như là nền tảng của máy ảnh phản chiếu ống kính đơn dùng cho tàu con thoi của NASA. Công nghệ kỹ thuật số là công nghệ cốt lõi của nhiếp ảnh. Theo dòng thời gian, máy ảnh phản chiếu ống kính đơn kỹ thuật số D1 của Nikon ra mắt vào năm 1999, theo sau đó là các mẫu máy ảnh được cải tiến hơn nữa công nghệ kỹ thuật số như Nikon D3 năm 2007 và Nikon D4 năm 2012. Sự cải tiến không dừng lại ở đó, Nikon tiếp tục cho ra mắt máy ảnh Nikon D800 và D800E và công nghệ kỹ thuật số củng cố vị trí là công nghệ cốt lõi của nhiếp ảnh. Năm 2013 chứng kiến sự phát triển của ống kính dòng E có tính năng điều khiển khẩu độ ống kính tự động với khẩu độ điện từ không kết nối cơ học với thân máy và trở thành ống kính sử dụng thông thường chứ không phải ống kính chuyên dụng như PC-E.

2. Tiến tới thương hiệu Nikon toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai,

Nippon Kogaku bắt đầu sản xuất máy ảnh dành cho người tiêu dùng và vào năm 1946, hãng quyết định đặt tên cho chiếc máy ảnh 35 mm của mình là “Nikon”. Điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu Nikon trên thực tế lại ra đời sau NIKKOR. Nikon và NIKKOR trở thành những cái tên quen thuộc trên khắp thế giới vào năm 1950 nhờ một bài báo trên tờ Thời báo New York viết về việc các phóng viên ảnh của tạp chí Life Magazine đã sử dụng máy ảnh Nikon và ống kính NIKKOR trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và các thiết bị này ưu việt hơn hẳn so với máy ảnh và ống kính của Đức thời đó. Câu lạc bộ NIKKOR được chủ tịch sau này của Nippon Kogaku - ông Masao Nagaoka, Ihei Kimura, Ken Domon, Yusaku Kamekura và Margaret Bourke-White thành lập vào năm 1952 với ý định mang tới cho những người yêu thích ống kính nhiếp ảnh một phương tiện thể hiện tình hữu nghị và là một kênh trao đổi quốc tế

3. Củng cố vị trí máy ảnh hàng đầu thế giới vào năm 1957

hãng cho ra mắt Nikon SP và sản phẩm này đã được đón nhận nồng nhiệt không kém gì các mẫu máy ảnh nổi danh như Leica M3. Vào năm 1959, Nikon SP trở thành nền tảng để thiết kế Nikon F - máy ảnh phản chiếu ống kính đơn chuyên nghiệp đầu tiên. Vào thời gian này, “Nikon F Mount” (Ngàm Nikon F) được sử dụng làm tiêu chuẩn đo các ống kính của Nippon Kogaku. Mẫu máy ảnh tiên tiến hơn nữa - Nikon F2 đã ra mắt vào năm 1971.

Sau đó, NIKKOR tiếp tục cho ra đời sản phẩm “AF Nikkor 80mm f/4.5” - ống kính đơn tự động lấy nét đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1977, Nikon F Mount được đổi thành “Automatic Maximum Aperture Indexing” (Báo chỉ số khẩu độ tối đa tự động) - nhờ đó khẩu độ tối đa sẽ tự động được chuyển tới thân máy ảnh. Nikon F3 ra mắt vào năm 1980 và kể từ đó tiếp tục củng cố vị trí là máy ảnh hàng đầu thế giới của mình qua những thành tích đáng nể, chẳng hạn như là nền tảng của máy ảnh phản chiếu ống kính đơn dùng cho tàu con thoi của NASA.

4. Công nghệ kỹ thuật số là công nghệ cốt lõi của nhiếp ảnh.

Theo dòng thời gian, máy ảnh phản chiếu ống kính đơn kỹ thuật số D1 của Nikon ra mắt vào năm 1999, theo sau đó là các mẫu máy ảnh được cải tiến hơn nữa công nghệ kỹ thuật số như Nikon D3 năm 2007 và Nikon D4 năm 2012. Sự cải tiến không dừng lại ở đó, Nikon tiếp tục cho ra mắt máy ảnh Nikon D800 và D800E và công nghệ kỹ thuật số củng cố vị trí là công nghệ cốt lõi của nhiếp ảnh. Năm 2013 chứng kiến sự phát triển của ống kính dòng E có tính năng điều khiển khẩu độ ống kính tự động với khẩu độ điện từ không kết nối cơ học với thân máy và trở thành ống kính sử dụng thông thường chứ không phải ống kính chuyên dụng như PC-E.